Trang thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với Website Thanh tra tỉnh Ninh Bình

Một số địa phương chưa chủ động trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ hai, 18/12/2017

Ngày 15/1, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã chủ trì họp triển khai thực hiện Kế hoạch 2100/KH-TTCP về việc tiếp tục rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo phúc tạp, kéo dài. Tham dự cuộc họp có Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Chiến Bình, Lê Thị Thủy cùng đại diện Lãnh đạo các cục, vụ chức năng thuộc cơ quan TTCP.​​

​Theo báo cáo từ các cục, vụ chức năng, ngay sau khi tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tập trung giải quyết 62 vụ việc còn tồn đọng (trong tổng số 528 vụ việc), Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp đã tổng hợp và phân thành 4 nhóm.

Cụ thể, nhóm 1: 11 vụ việc báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; nhóm 2: 8 vụ việc đã báo cáo và chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nhóm 3: 17 vụ việc thuộc trách nhiệm của cơ quan Thanh tra Chính phủ; nhóm 4: 26 vụ việc thuộc trách nhiệm của bộ, cơ quan nganh bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong tổng số 62 vụ việc đã giải quyết 1 vụ việc còn 61 vụ việc.

Phát biểu ý kiến, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh nhấn mạnh, triển khai KH 2100 có 2 nhóm việc đó là, xử lý tiếp các vụ việc theo KH 1130 và xử lý các vụ việc mới phát sinh. Đối với sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra về 61 vụ việc còn lại của KH 1130, chia làm 4 nhóm, nhóm phải báo cáo Thủ tướng có 11 vụ việc. Theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, TTCP đã làm việc với bộ, ngành nhưng không thống nhất được phương án giải quyết, cần xin ý kiến Thủ tướng. Nhóm 2, có 8 việc chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Vụ Kế hoạch, Tổng hợp cần có văn bản đề nghị VPCP cho ý kiến sớm. Một số vụ việc đã thống nhất với địa phương giải quyết nhưng qua rà soát do đơn vị giải quyết thiếu sót, các cục tiếp tục rà soát lại các vụ việc tái khiếu, để vận dụng giải quyết. Các danh mục sau khi kiểm tra phải có danh sách từng vụ việc, có lộ trình giải quyết và kế hoạch rõ ràng. 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình cho biết, còn một số khó khăn trong việc triển khai KH 1130, phía  Nam còn tồn nhiều vụ việc; sau khi có kết luận của TTCP nhưng địa phương không thực hiện, quan điểm của tỉnh có một số nơi không đồng tình sự tham mưu của TTCP với Thủ tướng, một số địa phương không chủ động. Công tác tổng kết chỉ có hiệu quả đối với ngành Thanh tra chưa có hiệu quả đối với Lãnh đạo địa phương. Do đó, có thể kiến nghị Ban Bí thư đánh giá chất lượng đảng viên có xem xét tới kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Sau khi nghe báo cáo, cùng các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, tổng kết Kế hoạch 1130 đã có rút kinh nghiệm để triển khai 2100, nhưng triển khai chưa sâu. Không nên gộp KH 1130 với KH 2100. Cụ thể những vụ việc còn lại của KH 1130 chia làm 4 nhóm: Nhóm 1, đã giải quyết  2 -3 vụ, sau khi làm việc không thống nhất được, nên xem xét để TTCP báo cáo Thủ tướng hay địa phương báo cáo. Các vụ việc còn lại phải tiếp tục giải quyết, các Phó tổng Thanh tra chủ trì nếu giải quyết được thì giải quyết ngay, không giải quyết được xin ý kiến báo cáo Thủ tướng đồng thời đề xuất phương án giải quyết trong khoảng từ nay đến 20/2. Đối với 8 vụ đã xin ý kiến Thủ tướng, có 3 vụ đã có ý kiến rồi, 5 vụ còn lại tiếp tục có văn bản đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tiếp cho ý kiến. Đối với 17 vụ việc thuộc thẩm quyền của TTCP, các cục địa bàn, từ nay đến cuối tháng 2 phải thống nhất phương án với địa phương, bộ, ngành, hoặc báo cáo xin ý kiến thủ tướng.  Đối với 26 vụ việc thuộc trách nhiệm địa phương, bộ, ngành. Về phí bộ, ngành, Vụ Kế hoạch làm việc với 3 vụ chức năng, Vụ I, II, III tiếp tục đôn đốc giải quyết, các vụ việc còn lại 3 Cục địa bàn thống nhất với địa phương giải quyết xong trong đầu tháng 3.

Về triển khai Kế hoạch 2100, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu, cần xác định đây là công việc thường xuyên nên không thay đổi quan điểm, với cơ chế hỗ trợ, phối hợp địa phương là chính. Nếu Bộ, ngành là trung gian chuyển các vụ việc thì đề nghị Bộ, ngành giải quyết, TTCP phối hợp với Bộ, ngành bàn phương án cùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các cục, vụ bố trí cán bộ địa bàn phối hợp nắm danh sách, phân công cụ thể, đến ngày 15/2 phải có đầy đủ danh sách các vụ việc để phân loại, lấy theo tiêu chí 1130. Các cục nắm tình hình đánh giá tình hình, chủ động đôn đốc triển khai, giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc với 2 nội dung: Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014; triển khai kế hoạch 2100/KH-TTCP. Vụ Tiếp dân tham gia đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo cùng các cục, vụ. Các cục, vụ phải cập nhật báo cáo thường xuyên về Vụ Kế hoạch, Tổng hợp để kịp tiến độ. Vụ Kế hoạch Tổng hợp, chú ý làm việc với tòa án, vụ việc nào cần thì báo cáo nhưng có thể xác định cái lớn, cái lâu dài đó là văn bản liên tịch hướng dẫn giữa Toàn án với TTCP về đất đai. Đối với Thông tư liên tịch giữa TTCP và Bộ tài nguyên về đất đai, Vụ Pháp chế phối hợp với Bộ Tài nguyên xây dựng Thông tư./.

Theo thanhtra.gov.vn

Văn bản điện tử
Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
267814

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 17

Hôm qua: 100