Trang thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với Website Thanh tra tỉnh Ninh Bình

Bộ Nội vụ: Phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 – 2030

Thứ hai, 05/12/2022

Ngày 10 tháng 11 năm 2022, Bộ Nội vụ có Quyết định số 876/QĐ-BNV về Phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 – 2030.
 

Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 – 2030.

 Tại Quyết định số 876/QĐ-BNV đã xác định mục tiêu chung: Theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

 Đồng thời đã đưa ra các mục tiêu cụ thể:  

- Đánh giá khách quan, toàn diện, công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.

- Đánh giá định lượng, kết hợp với định tính; đánh giá kết quả cải cách hành chính với tác động của cải cách hành chính; kết hợp đánh giá bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước và đánh giá bên ngoài của người dân, tổ chức 2 đối với kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.

- So sánh, xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhận rõ những kết quả được, những tồn tại hạn chế để có giải pháp cải thiện, nâng chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính hàng năm.

Bên cạnh đó Quyết định số 876/QĐ-BNV đưa ra các yêu cầu:

 - Chỉ số CCHC bám sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 ban hành tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ, cấp tỉnh theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các bộ, các tỉnh. Phương pháp đánh giá khoa học, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ.

 - Việc xác định Chỉ số CCHC phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các bộ, các tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.

- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.

- Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất, từng bước ổn định trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao tính công khai, minh bạch và khách quan trong công tác theo dõi, đánh giá.

- Hàng năm tổ chức triển khai xác định, công bố Chỉ số CCHC của các bộ, các tỉnh.

 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Đề án:

- Phạm vi điều chỉnh: Công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.

- Đối tượng áp dụng: 19 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ). Trong đó, 02 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại. 63 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung chính của Đề án Cải cách hành chính:

 Đối với chỉ số CCHC cấp bộ:

 Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ: Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực 3 đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần.

 Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ.

  Thang điểm đánh giá:

- Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100.

 - Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 31,50/100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí.

 Phương pháp đánh giá:

- Tự đánh giá của các bộ:

+ Các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điểm các bộ tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá”;

+ Điểm tự đánh giá của các bộ được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Bộ Nội vụ quyết định.

- Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:

+ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định;

+ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp bộ;

+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH”.

 Tính toán, xác định Chỉ số CCHC cấp bộ:

 - Tổng hợp điểm đánh giá qua điều tra xã hội học và điểm Bộ Nội vụ đánh giá được thể hiện tại cột “Điểm đạt được”.

- Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa (100 điểm).

- Các chỉ số thành phần theo lĩnh vực, tiêu chí, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa điểm đạt được và điểm tối đa của từng lĩnh vực, tiêu chí.

 Xếp hạng Chỉ số CCHC

- Kết quả Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.

- Kết quả Chỉ số CCHC của 2 cơ quan đặc thù không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan.

 Đối với chỉ số CCHC cấp tỉnh:

 Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh: Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần.

 Thang điểm đánh giá:

- Thang điểm đánh giá là 100.

- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 30,50/100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí.

 Phương pháp đánh giá:

- Tự đánh giá của các tỉnh:  

+ Các tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điểm các tỉnh tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá”;

+ Điểm tự đánh giá của các tỉnh được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Bộ Nội vụ quyết định.

 - Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:

+ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định.

+ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp tỉnh;

+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH”

d) Tính toán, xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh:

- Tổng hợp điểm đánh giá qua điều tra xã hội học và điểm Bộ Nội vụ đánh giá, được thể hiện tại cột “Điểm đạt được”.

 - Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa (100 điểm).

- Chỉ số thành phần theo lĩnh vực, tiêu chí được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa điểm đạt được và điểm tối đa của từng lĩnh vực, tiêu chí. đ) Xếp hạng Chỉ số CCHC của các tỉnh:

- Kết quả Chỉ số CCHC của 63 tỉnh được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp. - Kết quả Chỉ số CCHC của các tỉnh được xếp hạng theo 6 nhóm tương ứng với 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm có: Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố), Tây Nam Bộ (13 tỉnh, thành phố).

Văn bản điện tử
Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
268459

Trực tuyến: 3

Hôm nay: 17

Hôm qua: 124